Khoa học đã lý giải được vấn đề em bé sẽ thế nào nếu người mẹ thường xuyên khóc lóc và ở trong trạng thái căng thẳng khi mang thai.
Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của mẹ bầu trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, tâm trạng của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tâm trạng của em bé. Mẹ bầu thường xuyên khóc lóc và ở trong trạng thái căng thẳng trong thời gian mang thai có thể sẽ ảnh hưởng tới ‘thái độ sống’ của con sau này.
Theo nghiên cứu từ Hiệp hội Khoa học tâm lý Mỹ, bước sang tháng thứ 6 của thai kỳ, thai nhi đã có thể cảm nhận và chịu ảnh hưởng từ cảm xúc của người mẹ. Mẹ bầu vui, buồn, tức giận hay hạnh phúc không chỉ ảnh hưởng nhất thời đến thai nhi, mà nó còn hình thành thái độ sống sau này của trẻ.
Việc mẹ bầu buồn rầu, thường xuyên khóc trong thai kỳ sẽ tác động thế nào đến thai nhi? Dưới đây là những thông tin giúp mẹ bầu hiểu thêm về điều này để tránh được những cảm xúc tiêu cực, có hại cho sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu bị căng thẳng
Thi thoảng lo lắng, căng thẳng hay stress sẽ không ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài ở mẹ bầu sẽ dẫn đến chứng trầm cảm kinh niên, khả năng thai nhi không phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ là rất lớn. Nếu mẹ bầu hay bị stress trong thai kỳ, sẽ tăng nguy cơ con bị đau bụng và mắc các rối loạn tiêu hóa sau này.
Mẹ bầu căng thẳng sẽ khiến tâm lí của con sau này cũng không ổn định. (Ảnh minh họa)
Khi mẹ bầu căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra loại hormone căng thẳng tương ứng. Hormone này đi qua nhau thai và tác động trực tiếp đến em bé. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, mẹ hay stress thì con sau này cũng hay bị stress và tâm lý không được ổn định.
Mẹ bầu bị trầm cảm
Trầm cảm khi mang thai là căn bệnh phổ biến giống như chứng trầm cảm sau sinh . Trẻ được sinh ra từ những bà mẹ bị trầm cảm thì khả năng bị trầm cảm khi 18 tuổi sẽ cao gấp 1,5 lần so với những trẻ khác. Những trẻ này cũng có tâm lý bất ổn và hung hãn hơn.
Mẹ bầu mắc chứng trầm cảm khi mang thai sẽ khiến em bé cũng bị ảnh hưởng. (Ảnh minh họa)
Theo nghiên cứu, nếu mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai và tình trạng này vẫn kéo dài sau khi sinh thì em bé cũng bị ảnh hưởng nhưng đỡ hơn so với trường hợp mẹ đang bình thường, mà sau sinh lại đột ngột bị trầm cảm và ngược lại.
Mẹ bầu miễn cưỡng mang thai
Đó là những trường hợp mang thai ngoài ý muốn, khi mẹ bầu chưa chuẩn bị tâm lý cho việc có con cũng ảnh hưởng đến em bé. Những mẹ bầu này thường không tìm thấy sự gắn bó hay mối liên hệ mật thiết với em bé. Từ đó, tâm trạng bé cũng bất ổn theo.
Mẹ bầu buồn và khóc
Nếu mẹ bầu thỉnh thoảng buồn và khóc sẽ không ảnh hưởng nhiều tới thai nhi và cũng không có bất kỳ tác động lâu dài đến sức khỏe cũng như tinh thần của bé. Nếu người mẹ luôn suy nghĩ, buồn tủi trong thời gian mang thai có thể khiến thai nhi chậm phát triển, bé sơ sinh đối mặt với nguy cơ tự kỉ cao, hay quấy khóc…
Mẹ bầu thường xuyên khóc, buồn tủi khi mang thai, con sinh ra sẽ chậm phát triển. (Ảnh minh họa)
Thai kỳ là một trong những khoảng thời gian quan trọng và tạo ra bước ngoặt trong cuộc đời người phụ nữ. Các bác sĩ chuyên khoa phụ sản cho rằng, đó là thời kì thay đổi tâm lí tự nhiên nên thai phụ dễ xúc động, dễ nhạy cảm, thậm chí khóc lóc. Tuy nhiên, những biến đổi tâm lí đó lại có ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, đặc biệt khi thai nhi từ 7 tháng tuổi. Khi thai nhi được 7 tháng tuổi đã hiểu và nghe được âm thanh bên ngoài của mẹ nên khi mẹ bầu khóc lóc, buồn bã, thai nhi cũng bị ảnh hưởng.
Như vậy, không chỉ thói quen ăn uống, sinh hoạt, mà tâm trạng mẹ cũng có ý nghĩa rất lớn đến sự phát triển toàn diện của thai nhi. Mẹ bầu nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, nói chuyện với nhiều người, tập yoga, đi bộ là những cách giúp mẹ tránh căng thẳng, trầm cảm trong thai kỳ.
Nguồn: Emđẹp.vn