Sự kiện cẩu đầu tàu lên ray đầu tiên thuộc tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông đã diễn ra đêm 20 và rạng sáng ngày 21/2 đã thu hút hàng nghìn người theo dõi.Từ 22 giờ đêm ngày 20/2, ban quản lý đường sắt trên cao đã phối hợp với nhiều ban ngành tổ chức phân luồng giao thông để vận chuyển, cẩu đầu tàu lên ray. Đây được xem là sự kiện lớn của dự án đường sắt tuyến Cát Linh – Hà Đông.Theo ghi nhận của PV, từ 21 giờ đã có rất nhiều người dân quanh khu vực kéo đến quan sát. Đặc biệt, công tác vận chuyển đầu tàu, lên phương án cẩu phải mất khá nhiều thời gian nhưng người dân vẫn nhẫn nại chờ đợi, theo dõi.3h sáng 21/2, đầu máy nặng 35 tấn, dài 19 m, cao 3,8 m, ngang 2,8 m được đưa lên đường ray đầu tiên trong số hai đoàn tàu của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông.Trước khi đầu máy được đưa lên ray, hàng trăm công nhân, kỹ sư đã khá vất vả để điều khiển, triển khai các phương án để đưa đầu máy vào vị trí cẩu.Đầu máy được trục cẩu quay ngang đường trước khi cẩu lên cao. Đây là thời điểm khó khăn cho lái cẩu cũng như những công nhân điều hướng phía dưới bởi nếu không thực hiện chính xác thì sẽ va chạm với cột đèn hoặc nhà dân.Dù từ 1 – 3 giờ sáng Hà Nội đổ mưa phùn nhưng tinh thần làm việc của các công nhân, kỹ sư hết sức nghiêm túc.Giây phút trục cẩu nâng đầu máy lên khỏi xe siêu trường, siêu trọng.Các công nhân thực hiện nhiệm vụ điều hướng ở 4 góc đầu máy khi cẩu lên cao.Các công nhận, kỹ sư kiểm tra dây cáp lần cuối trước khi trục cẩu làm nhiệm vụ.Trao đổi với chúng tôi, 1 kỹ sư cho biết: “Phải móc cáp vào thân đầu máy khá cẩn thận trước khi thực hiện nhiệm vụ”.Trước đó, các cơ quan chức năng đã thống nhất vị trí cẩu lắp đoàn tàu đầu tiên lên ray chính tuyến trên cầu cạn tại vị trí từ trụ JR02 đến JR06, khu vực ga La Khê, nằm trên đường Quang Trung – Hà Đông. Phương án thi công chi tiết cẩu lắp đoàn tàu do Tổng thầu EPC thực hiện.Trước đó, khoảng 1 giờ sáng xe siêu trường, siêu trọng đã vận chuyển đầu máy từ KĐT Văn Phú đến khu vực ga Văn Khê.Trục cẩu phải sử dụng giá đỡ với trọng lượng lớn để nâng đầu máy.Các kỹ sư kiểm tra dây cáp cẩu lần cuối.Để đưa đầu máy lên ray đường sắt đơn vị thi công phải dùng cẩu bánh xích loại 250 tấn. Tại phần lái, có hai người túc trực và điều khiển, có kết nối bộ đàm với những đầu mối khác.Trong thời gian chuẩn bị cẩu lắp các toa tàu sẽ cấm toàn bộ giao thông chiều đường tại khu vực sát ga La Khê và ngã tư Quang Trung – Lê Trọng Tấn theo hướng Hà Nội đi Ba La, đồng thời tổ chức hướng dẫn giao thông đi hai chiều bên phía đường còn lại. Trong thời gian cẩu, cấm toàn bộ đoạn đường khu vực này (theo cả 2 chiều).Sự kiện cẩu đầu máy lên ray trong đêm ngày 20, rạng sáng ngày 21/2 đã thu hút hàng nghìn người dân Thủ đô kéo đến quan sát.Nhiều gia đình không ngần ngại cho con em mình đến quan sát cẩu đầu máy lên ray lúc 2 giờ sáng.Dù trời đổ mưa phùn nhưng nhiều người vẫn nhẫn nại chờ đợi.Hàng trăm người dùng điện thoại ghi lại khoảnh khắc đưa đầu máy lên ray lúc 3 giờ sáng ngày 21/2.Theo Trí thức trẻ