10 ứng dụng Android không nên hiện diện trên smartphone của bạn

Trong số những ứng dụng Android này, một số khá nổi tiếng như ES File Explorer, Clean Master, Photo Collage đều chứa bloatware.

1. QuickPic

QuickPic là trình quản lý hình ảnh có giao diện tương đối đơn giản và dễ sử dụng, thường xuyên được cập nhật đều đặn. Tuy nhiên, ứng dụng này đã được Cheetah Mobile mua lại vào hồi năm ngoái. Ngay lập tức, công ty đã âm thầm tải dữ liệu của người dùng về máy chủ và thông tin này đã được một người dùng Google Plus phát hiện. Có một giải pháp thay thế QuickPic bằng ứng dụng Piktures.

10 ứng dụng Android không nên hiện diện trên smartphone của bạn2. ES File Explorer

Đây là ứng dụng quản lý tập tin phổ biến nhất hiện nay trên Android. Tuy nhiên, phiên bản miễn phí đã được tích hợp ad-ware và bloatware, liên tục hiển thị quảng cáo và yêu cầu người dùng tải về các ứng dụng bổ sung không cần thiết.Để thay thế ES File Explorer, bạn có thể sử dụng phần mềm OI File Manager, FX File Explorer hoặc Total Commander trên Google Play.

10 ứng dụng Android không nên hiện diện trên smartphone của bạn3. UC Browser

Theo Reuters, các nhà nghiên cứu tại Citizen Lab (Canada) cho biết họ đã tìm thấy các vấn đề bảo mật ảnh hưởng tới trình duyệt của Baidu, cũng như hàng ngàn phần mềm khác được xây dựng dựa trên bộ Kit của Android. Năm ngoái, các nhà nghiên cứu đã cảnh báo nguy cơ dữ liệu cá nhân bị rò rỉ khi sử dụng UC Browser của Alibaba, một trình duyệt di động được sử dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là tại Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.

10 ứng dụng Android không nên hiện diện trên smartphone của bạnTuy nhiên, UC Browser thường xuyên theo dõi các truy vấn tìm kiếm của người dùng, đồng thời thu thập dữ liệu bao gồm số IMSI, số IMEI, Android ID và địa chỉ MAC của Wi-Fi và dữ liệu vị trí.Để tránh bị thu thập dữ liệu trái phép, người dùng có thể cài đặt Chrome, Firefox hoặc Opera Mini để thay thế.

4. CleanIt

Ứng dụng này đã có hơn 10 triệu lượt cài đặt và 85% đánh giá bốn hoặc năm sao. Tuy nhiên, đa số các ứng dụng làm sạch, dọn dẹp, tăng tốc smartphone đều hoạt động không thật sự hiệu quả, đơn cử như CleanIt, Clean Master… Do đó, nếu muốn tăng tốc Android, bạn chỉ cần vào Settings (cài đặt) > Apps (ứng dụng), lựa chọn các ứng dụng cần xóa dữ liệu và chọn Clear Cache. Việc cài đặt các ứng dụng dọn dẹp hệ thống chỉ gây tốn pin và dữ liệu di động của bạn. Thay vì tăng tốc hệ thống, bạn nên sử dụng Greenify hoặc SD Maid.

10 ứng dụng Android không nên hiện diện trên smartphone của bạn5. Music Player

Ứng dụng này cho phép người dùng chơi các tập tin âm thanh được lưu trên thiết bị. Tuy nhiên, nó hiển thị khá nhiều quảng cáo, sử dụng nhiều dữ liệu và “ngốn” pin trên smartphone. Do đó, người dùng có thể thay thế bằng Google Play Music, MX Player hoặc các ứng dụng nghe nhạc phổ biến như MP3 Zing, NhacCuaTui…

10 ứng dụng Android không nên hiện diện trên smartphone của bạn6. DU Battery Saver & Fast Charge

DU Battery Saver & Fast Charge có hơn 7,6 triệu lượt đánh giá năm sao trên Google Play. Theo thông tin từ nhà sản xuất, ứng dụng sẽ giúp smartphone có thể sạc nhanh hơn, đồng thời kéo dài thời gian sử dụng. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm. Nhiều nhà phát triển thường tích hợp thêm các add-on độc hại bên ngoài như DU Battery Boost, DU Boost Charge, DU Speed Charge… lên ứng dụng để tăng thu nhập.10 ứng dụng Android không nên hiện diện trên smartphone của bạnTheo trang công nghệ WonderHowTo, những add-on độc hại này sẽ hiển thị quảng cáo ngay trên màn hình khóa khi thiết bị đang được cắm sạc, khi người dùng lỡ tay nhấn vào, nó sẽ tải hoặc cài đặt thêm các ứng dụng không cần thiết.Để gỡ bỏ các phần mềm độc hại từ DU, bạn hãy vào Settings (cài đặt) > Apps (ứng dụng), tìm đến các ứng dụng trên và chọn Uninstall để gỡ bỏ. Tất nhiên, người dùng cũng nên gỡ bỏ hoàn toàn các phần mềm DU Battery Boost, DU Boost Charge, DU Speed Charge… ra khỏi smartphone.Nếu thực sự quan tâm đến chỉ số pin trên smartphone, bạn nên sử dụng phần mềm GSM Battery Monitor.10 ứng dụng Android không nên hiện diện trên smartphone của bạn

7. Dolphin Browser

Ứng dụng này hiện đã có hơn 150 triệu lượt tải, hỗ trợ các trang sử dụng Flash Player và HTML5. Tương tự UC Browser, Dolphin Browser là ứng dụng chuyên hiển thị quảng cáo và thu thập thông tin của người dùng. Do đó, bạn nên sử dụng Chrome, Firefox hoặc Lightning để thay thế.8. Photo CollageTheo thông tin từ nhà sản xuất, ứng dụng này cung cấp đến hơn 120 khung hình, văn bản và hình nền vui nhộn, cho phép người dùng cắt/dán hình ảnh chỉ với vài thao tác đơn giản. Tuy nhiên, Photo Collage hiển thị khá nhiều quảng cáo, gây khó chịu cho người dùng, đặc biệt là những mẩu quảng cáo về DU Battery Saver & Fast Charge ngay trên màn hình khóa.Để chỉnh sửa hình ảnh, bạn có thể sử dụng Photoshop, SnapSeed… thay vì Photo Collage.10 ứng dụng Android không nên hiện diện trên smartphone của bạn

9. Clean Master

Hiện tại, Clean Master đã có hơn 600 triệu người dùng và 26 triệu lượt đánh giá năm sao trên Google Play. Cheetah Mobile (nhà phát triển) cho biết ứng dụng có thể giúp tăng tốc smartphone, tiết kiệm pin và cung cấp nhiều tính năng độc đáo khác.Tuy nhiên, ít người biết rằng Cheetah Mobile chính là công ty nổi tiếng với việc chèn quảng cáo, bloatware lên màn hình khóa. Thứ hai, Clean Master không làm bất cứ điều gì hữu ích mà chỉ gây tốn RAM, “ngốn” pin và làm giảm hiệu suất thiết bị.

10 ứng dụng Android không nên hiện diện trên smartphone của bạn10. Các ứng dụng Antivirus

Tương tự như máy tính, người dùng Android có rất nhiều ứng dụng chống virus để lựa chọn. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây cho thấy việc cài đặt ứng dụng chống virus lên smartphone hiện nay dường như đã không còn cần thiết.10 ứng dụng Android không nên hiện diện trên smartphone của bạnNguồn: PLO